Thiết Kế Bao Bì Khẩu Trang Chống Bụi
Bảo Vệ Sức Khỏe Bẳn Thân Bằng Khẩu Trang Chống Bụi Mịn Hàn Quốc. Trong bảng quy đổi giá trị AQI, chỉ số trên 300 có cảnh báo nguy hại, tương đương với mức cảnh báo khẩn cấp về sức khỏe: toàn bộ dân số trong khu vực điểm đo bị ảnh hưởng sức khỏe tới mức nghiêm trọng. Đây Chính là Mức độ Ô Nhiễm Của Hà Nội cũng Nhưt TPHCM.
Theo những báo cáo mới nhất từ WHO cũng như các phương tiện truyền thông trong nước, tình trạng ô nhiễm không khí ở Việt Nam đã đạt đến mức báo động. Những con số biết nói sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ô nhiễm không khí cũng như ý thức trong việc đeo khẩu trang để bảo vệ mình và người thân.
Trong không khí ô nhiễm có những chất độc gì mà hàng ngày chúng ta đang hít phải? rất nhiều! hãy tưởng tượng TP.HCM có khoảng 5 triệu xe máy thường xuyên hoạt động từ sáng tới tối, lượng khí thải từ 5 triệu chiếc xe này là những gì? và ai là người trực tiếp hít chúng vào phổi?
Bụi siêu mịn PM2.5 rất nguy hiểm vì ban đầu chúng ta không nhìn thấy, cũng như không cảm nhận rõ ràng tác hại của chúng. Những triệu chứng ban đầu không rõ ràng như hắt hơi, sổ mũi, ho khan, khó thở cho đến khi lượng bụi tích trữ đủ lớn tiến triển thành viêm phổi, phổi tắc nghẽn mãn tính, suy tim, đột quỵ.
Các chất gây ô nhiễm sơ cấp khác
Các chất gây ô nhiễm sơ cấp khác bao gồm:
Carbon dioxit (CO2), Sulfur Dioxide (SO2), Nitơ dioxit (NO2): chủ yếu đến từ quá trình sản xuất và xả thải của các nhà máy, xưởng sản xuất, các khu công nghiệp ven thành phố.
Carbon Monoxit (CO): chủ yếu đến từ khói thải của các phương tiện giao thông.
Hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs): là những chất có trong khói thuốc lá, vật dụng và nội thất gia đình hiện đại như các sản phẩm từ gỗ ép, gỗ công nghiệp.
Kim loại độc như chì, thuỷ ngân và các hợp chất của chúng.
Chlorofluoro Carbons (CFCs): là những chất phát sinh từ điều hoà, tủ lạnh.
Amoniac (NH3): chủ yếu phát sinh từ các vùng trồng trọt và sản xuất nông nghiệp ven thành phố.
Mùi: mùi hôi thối từ các loại rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, kênh rạch ô nhiễm.
Chất phóng xạ