Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu có thể là chữ viết, dấu hiệu hình, màu sắc hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ và khoa học hiện nay, các quốc gia phát triển cũng đã chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu là các đối tượng mới như: các dấu hiệu âm thanh, clip hình ảnh động, mùi, vị và cảm giác. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng như của nhiều nước đang phát triển khác cho đến nay cũng chỉ chấp nhận bảo hộ các nhãn hiệu dạng cơ bản.
Sử dụng một thương hiệu đã được bạn đăng ký bảo hộ để phân biệt một hàng hóa hay dịch vụ của công ty bạn với công ty đối thủ. Đăng ký bảo hộ thương hiệu thường bao gồm cả việc đăng ký bảo hộ tên thương mại, logo và Slogan. Các mục sở hữu trí tuệ hỗ trợ nhận diện thương hiệu và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu trong số các khách hàng của bạn. Đăng ký nhãn hiệu cũng cung cấp bảo vệ pháp luật và các biện pháp khắc phục hậu quả cho việc sử dụng trái phép.
Để giúp khách hàng nắm được trình quy trình đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa như sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:
Văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu được gọi là “Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu”. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần là 10 năm.
- Quyền đăng ký nhãn hiệu
– Tổ chức hoặc cá nhân tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu/ đăng ký tên dùng cho hàng hoá hoặc dịch vụ do mình sản xuất hoặc kinh doanh;
– Tổ chức hoặc cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên;
– Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn thuộc về tổ chức, cá nhân đại diện cho tập thể các cá nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tương ứng.
Quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, có thể được chuyển giao cho cá nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
- Cần làm gì trước khi đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu không có khả năng thực hiện chức năng phân biệt của Nhãn hiệu
Nhãn hiệu sẽ bị từ chối đăng ký nếu đã thuộc quyền của người khác:
- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn, hoặc được coi là nổi tiếng hoặc được thừa nhận rộng rãi;
- Trùng hoặc tương tự với những đối tượng đã thuộc quyền của người khác, gồm tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp,quyền tác giả.
- Trùng với tên riêng, biểu tượng, hình ảnh của quốc gia, địa phương, danh nhân, tổ chức của Việt Nam và nước ngoài (trừ trường hợp được phép của các cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền).
- Mỗi một nhãn hiệu dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất – là người nộp đơn đăng ký đầu tiên.
Vì vậy, để tránh đầu tư công sức và chi phí vô ích,trước khi nộp đơn đăng ký, doanh nghiệp cần biết chắc nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào khác nộp đơn đăng ký. Người nộp đơn có thể tự tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:
- Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
- Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hoá (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
- Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hoá công bố trên mạng Internet
- Người nộp đơn cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục Sở hữu trí tuệ,với điều kiện phải nộp tiền phí dịch vụ theo quy định của Bộ Tài chính.
Logo Brand luôn đưa ra những giải pháp thương hiệu hoàn hảo và hiệu quả nhất cho khách hàng. Đến với Logo Brand quý khách hàng sẽ được tư vấn và làm việc với đội ngũ chăm sóc khách hàng nhiều kinh nghiệm và thật sự am hiểu về lĩnh vực sáng tạo thương hiệu.